Nói đến các cuộc thi âm nhạc lớn nhất thế giới, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến X-Factor, The Voice hay America's Got Talent. Các cuộc thi này hẳn nhiên là đang thống trị thị trường âm nhạc toàn cầu. Tuy nhiên, nếu nói về một cuộc thi âm nhạc có truyền thống, thậm chí đã trở thành một nét văn hóa đại chúng, đó chắc chắn là Eurovision. Không hề quá khi nói rằng cuộc thi lâu đời này chính là món ăn tinh thần, là bữa đại tiệc âm nhạc thường niên của người dân châu Âu.
Eurovision là cuộc thi ca khúc lớn nhất châu Âu, quy tụ nhiều cá tính âm nhạc độc đáo. (Ảnh: Pop Culture)
Tên đầy đủ của cuộc thi là Bài hát Châu Âu được tổ chức lần đầu năm 1956 với mong muốn đoàn kết các nước Châu Âu sau Chiến tranh Thế giới II thông qua các chương trình truyền hình xuyên biên giới. Tính đến nay, gần 70 mùa giải đã được tổ chức với hơn 1.600 bài hát đại diện cho 52 quốc gia đã tham gia tranh tài. Cho đến nay, Pháp, Luxembourgh, Ireland, Hà Lan, Thụy Điển và Vương quốc Anh đang là những quốc gia có thành tích tốt nhất với ít nhất 5 lần chiến thắng. Eurovision đã chứng kiến nhiều thay đổi kể từ khi thành lập, các quy tắc của cuộc thi cũng đã có nhiều thay đổi trong những năm qua, với hệ thống bình chọn và tiêu chí ngôn ngữ được sửa đổi nhiều lần.
Ban nhạc huyền thoại ABBA lên ngôi tại Eurovision 1974 với bản hit Waterloo. (Ảnh: Eurovoix)
"Eurovision" thực chất không phải là tên gọi của cuộc thi Bài hát Châu Âu ngay từ đầu. Đây một thuật ngữ đã được sử dụng từ những năm 1951-1954 để chỉ một số nền tảng truyền thông cũng như chương trình phát sóng của Liên minh Phát thanh và Truyền hình châu Âu (EBU) mà không liên quan đến format của một cuộc thi âm nhạc. Năm 1954, EBU cho thành lập một ủy ban nhằm tìm kiếm các ý tưởng nội dung cho mạng lưới liên kết truyền hình tại châu Âu. Đây có thể nói là dự án đóng vai trò chính trong việc cho ra rời cuộc thi Bài hát Châu Âu.
Mùa giải đầu tiên được tổ chức tại Thụy Sĩ năm 1956. (Ảnh: Eurovision)
Ủy ban của EBU đã họp tại Monte Carlo vào tháng 1 năm 1955 và thông qua hai dự án mới: một cuộc thi ca khúc châu Âu, ban đầu do Sergio Pugliese từ đài truyền hình Ý RAI đề xuất, và một cuộc thi của các nghệ sĩ nghiệp dư (ý tưởng này cuối cùng bị xóa bỏ). Ngày 19 tháng 10 năm 1955, EBU đã chính thức phê duyệt ý tưởng tổ chức cuộc thi bài hát thường niên với tên gọi danh hiệu ban đầu là Grand Prix Châu Âu. Cùng với đó, mùa giải đầu tiên (1956) đã được cấp phép cho phái đoàn Thụy Sĩ tổ chức tại Lugano.
Eurovision 1965 chứng kiến màn lên ngôi của ca khúc Poupée de cire, poupée de son. Bài hát Pháp này sau đó đã trở thành hit và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác. (Ảnh: El Espanol)
Eurovision là một trong những cuộc thi ca khúc danh giá nhất hành tinh. Uy tín của sự kiện âm nhạc này không chỉ đến từ lịch sử, quy mô, hay mức độ phủ sóng, mà còn đến từ chất lượng chuyên môn. Hàng năm, các quốc gia châu Âu cử những đại diện sừng sỏ với bài hát vừa độc lạ vừa mang những thông điệp nóng hổi. Các ca sĩ không chỉ có giọng hát tốt mà còn phô diễn kỹ năng trình diễn điêu luyện cùng phong cách không 'đụng hàng'. Eurovision đã từng chứng kiến màn lên ngôi vương của nhiều siêu sao âm nhạc thế giới, trong đó có nhóm nhạc huyền thoại ABBA (đại diện Thụy Điển), Celine Dion (đại diện Thụy Sĩ) hay Cliff Richard (đại diện Anh Quốc). Ngày nay, màu sắc âm nhạc của Eurovision có thể không hợp thị hiếu khán giả như X-Factor hay The Voice nhưng độ độc đáo, đa dạng trong phong cách lẫn giọng hát của dàn thí sinh thì hơn hẳn.
Ca sĩ Conchita Wrust là một trong những cá tính âm nhạc khó quên từng tranh tài tại Eurovision. (Ảnh: IBT)
Tổ chức kỷ lục Guiness đã công nhận Eurovision là cuộc thi âm nhạc truyền hình quốc tế thường niên dài nhất trên thế giới. Dù đã ra đời cách đây gần 70 năm, Eurovision chưa bao giờ hết hot với hơn 40 quốc gia thường xuyên tham gia tranh tài mỗi năm. Trong suốt hành trình bền bỉ này, Eurovision năm 2020 là phiên bản duy nhất cho đến nay bị hủy bỏ do đại dịch Covid-19. Chúng ta hãy cùng nhìn lại các bảng thành tích các mùa giải kể từ khi cuộc thi được thành lập cho đến nay:
Năm | Chủ nhà | Số quốc gia tham dự | Quốc gia chiến thắng | Ca sĩ | Bài hát chiến thắng |
---|---|---|---|---|---|
1956 | 7 | Lys Assia | Refrain | ||
1957 | 10 | Corry Brokken | Net Als Toen | ||
1958 | 10 | André Claveau | Dors Mon Amour | ||
1959 | 11 | Teddy Scholten | Een Beetje | ||
1960 | 13 | Jacqueline Boyer | Tom Pillibi | ||
1961 | 16 | Jean-Claude Pascal | Nous les amoureux | ||
1962 | 16 | Isabelle Aubret | Un premier amour | ||
1963 | 16 | Grethe & Jørgen Ingmann | Dansevise | ||
1964 | 16 | Gigliola Cinquetti | Non ho l'età | ||
1965 | 18 | France Gall | Poupée de cire, poupée de son | ||
1966 | 18 | Udo Jürgens | Merci, Chérie | ||
1967 | 17 | Sandie Shaw | Puppet on a String | ||
1968 | 17 | Massiel | La, la, la | ||
1969 | 16 | Frida BoccaraLenny KuhrSaloméLulu | Un jour, un enfantDe troubadourVivo cantandoBoom Bang-a-Bang | ||
1970 | 12 | Dana | All Kinds of Everything | ||
1971 | 18 | Séverine | Un banc, un arbre, une rue | ||
1972 | 18 | Vicky Leandros | Après toi | ||
1973 | 17 | Anne-Marie David | Tu te reconnaîtras | ||
1974 | 17 | ABBA | Waterloo | ||
1975 | 19 | Teach-In | Ding-a-dong | ||
1976 | 18 | Brotherhood of Man | Save Your Kisses for Me | ||
1977 | 18 | Marie Myriam | L'oiseau et l'enfant | ||
1978 | 20 | Izhar Cohen & Alphabeta | A-Ba-Ni-Bi | ||
1979 | 19 | Milk and Honey | Hallelujah | ||
1980 | 19 | Johnny Logan | What's Another Year | ||
1981 | 20 | Bucks Fizz | Making Your Mind Up | ||
1982 | 18 | Nicole | Ein bißchen Frieden | ||
1983 | 20 | Corinne Hermès | Si la vie est cadeau | ||
1984 | 19 | Herreys | Diggi-Loo Diggi-Ley | ||
1985 | 19 | Bobbysocks! | La det swinge | ||
1986 | 20 | Sandra Kim | J'aime la vie | ||
1987 | 22 | Johnny Logan | Hold Me Now | ||
1988 | 21 | Céline Dion | Ne partez pas sans moi | ||
1989 | 22 | Riva | Rock me | ||
1990 | 22 | Toto Cutugno | Insieme: 1992 | ||
1991 | 22 | Carola | Fångad av en stormvind | ||
1992 | 23 | Linda Martin | Why me | ||
1993 | 25 | Niamh Kavanagh | In your eyes | ||
1994 | 25 | Paul Harrington & Charlie McGettigan | Rock 'n' Roll Kids | ||
1995 | 23 | Secret Garden | Nocturne | ||
1996 | 23 | Eimear Quinn | The Voice | ||
1997 | 25 | Katrina and the Waves | Love shine a light | ||
1998 | 25 | Dana International | Diva | ||
1999 | 23 | Charlotte Nilsson | Take me to your heaven | ||
2000 | 24 | Olsen Brothers | Fly on the wings of love | ||
2001 | 23 | Tanel Padar, Dave Benton and 2XL | Everybody | ||
2002 | 24 | Marie N | I wanna | ||
2003 | 26 | Sertab Erener | Everyway that I can | ||
2004 | 36 | Ruslana | Wild dances | ||
2005 | 39 | Helena Paparizou | My number one | ||
2006 | 37 | Lordi | Hard Rock Hallelujah | ||
2007 | 42 | Marija Šerifović | Molitwa | ||
2008 | 43 | Dima Bilan | Believe | ||
2009 | 42 | Alexander Rybak | Fairytale | ||
2010 | 39 | Lena | Satellite | ||
2011 | 43 | Ell and Nikki | Running scared | ||
2012 | 42 | Loreen | Euphoria | ||
2013 | 39 | Emmelie de Forest | Only teardrops | ||
2014 | 37 | Conchita Wurst | Rise like a phoenix | ||
2015 | 40 | Måns Zelmerlöw | Heroes | ||
2016 | 42 | Jamala | 1944 | ||
2017 | 42 | Salvador Sobral | Amar pelos dois | ||
2018 | 43 | Netta | Toy | ||
2019 | 41 | Duncan Laurence | Arcade | ||
2020 | |||||
2021 | 39 | Måneskin | Zitti e buoni | ||
2022 | 40 | Kalush Orchestra | Stefania |
Có thể bạn cần!