Nói đến các cuộc thi âm nhạc lớn nhất thế giới, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến X-Factor, The Voice hay America's Got Talent. Các cuộc thi này đang thống trị thị trường âm nhạc toàn cầu. Tuy nhiên, bài viết này sẽ nói về một sân chơi âm nhạc giàu truyền thống - cuộc thi Eurovision. Thế vận hội âm nhạc này đã trở thành đặc sản của truyền hình châu Âu.
Có thể bạn cần: Dịch vụ giấy tờ cư trú, định cư, quốc tịch Ba Lan
Eurovision là gì?
Tên đầy đủ của cuộc thi Eurovision là Bài hát Châu Âu. Sự kiện được tổ chức lần đầu năm 1956. Mục đích ban đầu là thúc đẩy tình đoàn kết các nước Châu Âu sau Thế Chiến II. Và không gì tuyệt vời hơn ý tưởng về một chương trình truyền hình xuyên biên giới
Tính đến nay, gần 70 mùa giải đã được tổ chức. 1.600 bài hát đến từ 52 quốc gia đã tham gia tranh tài. Cho đến nay, Pháp, Luxembourgh, Ireland, Hà Lan, Thụy Điển và Vương quốc Anh đang là những quốc gia có thành tích tốt nhất với ít nhất 5 lần chiến thắng.
Eurovision đã chứng kiến nhiều thay đổi kể từ khi thành lập. Các quy tắc của cuộc thi cũng đã có nhiều thay đổi. Những năm qua, hệ thống bình chọn và tiêu chí ngôn ngữ được sửa đổi nhiều lần.
Có thể bạn cần: Lớp học tiếng Ba Lan giao tiếp & thi B1
Khởi đầu của cuộc thi Eurovision
"Eurovision" thực chất không phải tên gọi của cuộc thi Bài hát Châu Âu từ đầu. Đây một thuật ngữ đã được sử dụng từ những năm 1951-1954. Nó vốn để chỉ một số nền tảng truyền thông cũng như chương trình phát sóng của Liên minh Phát thanh và Truyền hình châu Âu (EBU). Thuật ngữ "Eurovision" ban đầu không liên quan gì đến thi thố âm nhạc.
Năm 1954, EBU cho thành lập một ủy ban có chức năng đặc biệt. Ủy ban này tìm kiếm ý tưởng nội dung cho mạng liên kết truyền hình châu Âu. Đây là dự án đóng vai trò chính trong sự ra rời của cuộc thi Bài hát Châu Âu.
Ủy ban của EBU đã họp tại Monte Carlo vào tháng 1 năm 1955. Hai dự án mới đã được thông qua. Một là cuộc thi ca khúc châu Âu, do Sergio Pugliese từ đài truyền hình Ý RAI đề xuất. Hai là cuộc thi của các nghệ sĩ nghiệp dư (ý tưởng này cuối cùng bị xóa bỏ). Ngày 19 tháng 10 năm 1955, EBU đã chính thức phê duyệt ý tưởng tổ chức cuộc thi bài hát thường niên với tên gọi danh hiệu ban đầu là Grand Prix Châu Âu. Mùa giải đầu tiên (1956) đã được cấp phép cho đoàn Thụy Sĩ tổ chức tại Lugano.
Sân chơi âm nhạc danh giá nhất thế giới
Eurovision là một trong những cuộc thi ca khúc danh giá nhất hành tinh. Uy tín của sự kiện âm nhạc này không chỉ đến từ lịch sử, quy mô, hay mức độ phủ sóng, mà còn đến từ chất lượng chuyên môn.
Hàng năm, các nước châu Âu cử đến cuộc thi Eurovision những đại diện sừng sỏ. Những bài hát vừa độc lạ vừa mang những thông điệp nóng hổi. Các ca sĩ có giọng hát tốt, phô diễn kỹ năng trình diễn điêu luyện. Nhiều thí sinh có phong cách rất khó 'đụng hàng'.
Cuộc thi Eurovision đã từng chứng kiến màn lên ngôi vương của nhiều siêu sao âm nhạc thế giới. Trong đó có nhóm ABBA (Thụy Điển), Celine Dion (Thụy Sĩ) hay Cliff Richard (Anh Quốc).
Ngày nay, màu sắc âm nhạc của Eurovision có thể không hợp thị hiếu khán giả như X-Factor hay The Voice. Nhưng độ độc đáo, đa dạng phong cách lẫn giọng hát của thí sinh thì hơn hẳn.
Tổ chức kỷ lục Guiness đã công nhận Eurovision là cuộc thi âm nhạc truyền hình quốc tế thường niên dài nhất trên thế giới. Dù đã ra đời cách đây gần 70 năm, cuộc thi Eurovision chưa bao giờ hết hot. Cuộc thi có hơn 40 quốc gia thường xuyên tham gia tranh tài mỗi năm. Trong suốt hành trình bền bỉ này, Eurovision năm 2020 là phiên bản duy nhất cho đến nay bị hủy bỏ do đại dịch Covid-19.