Rất nhiều người đồng ý rằng Adolf Hitler là một trong những kẻ tàn ác nhất lịch sử. Gã đồ tể Đức Quốc xã trong cuộc Chiến tranh Thế giới II đã gây ra cuộc diệt chủng dân Do Thái (khắc họa vô cùng chân thực qua bộ phim đoạt giải Oscar The Pianist), khiến hàng triệu người thiệt mạng. Hitler là kẻ bị căm ghét nhất mọi thời đại. Nhưng không phải ai cũng biết cả đời y lại đau đáu một ước mơ: làm họa sĩ!
Hitler đam mê hội họa đến mức nào? Tại sao hắn từ bỏ nghề nghiệp cao đẹp ấy để làm trùm phát-xít? Tranh của hắn xấu hay đẹp? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu!
Theo đuổi nghệ thuật và thực tế phũ phàng
Đầu năm 1908, Adolf Hitler khi đó 18 tuổi, rời quê hương Linz để chuyển đến Vienna - kinh đô của nghệ thuật cổ điển. Gã trai trẻ Hitler ước mơ làm họa sĩ nên đã cùng cậu bạn thân August Kubizek khăn gói đến Vienna, thuê chung một phòng trọ. Trong khi Kubizek ngay lập tức được nhận vào nhạc viện, sớm bắt đầu con đường trở thành một nhạc trưởng tương lai, thì Hitler lại không được thuận buồm xuôi gió như vậy. Y dành những tháng đầu ở Vienna để ngủ nướng, đọc hàng đống sách và vẽ phác thảo.
Có một điều mà anh bạn thân không mảy may biết. Đó là trước khi đến Vienna, Hitler đã bị Học viện Mỹ thuật từ chối nhận. Những họa phẩm của Hitler dư sức vượt qua kỳ sơ tuyển năm 1907. Thế nhưng, kỹ năng vẽ của gã bị giám khảo vòng tiếp theo đánh giá rất thấp. Mùa thu 1908, Hitler một lần nữa nộp đơn và lại bị đánh trượt!
Bạn cần dịch vụ giấy tờ cư trú Ba Lan rẻ nhất - nhanh chóng - chuyên nghiệp và hiệu quả? Mời xem tại ĐÂY!
Cố bám trụ với nghề vẽ
Những năm sau đó, Hitler 'lạc trôi' từ phòng trọ giá rẻ này sang căn phòng trọ khác. Thậm chí, có thời gian gã phải sống trong nơi tạm trú dành cho người vô gia cư. Đối với y, đây là quãng thời gian cay đắng nhất. Hitler ước mơ làm họa sĩ. Gã đam mê vẽ là thật, niềm tin vào bản thân là thật. Nhưng việc gã bị học viện từ chối cũng là thật. Không phải một mà những hai lần!
Thế giới mất một 'danh họa', thêm một tai họa
Trời cũng không phụ người 'có tâm'. Từ 1909, Hitler sống được với nghề vẽ. Gã vẽ những bức sơn dầu và màu nước nhỏ, chủ yếu là tranh các địa danh nổi tiếng. Gã bán những bức vẽ này cho du khách và những người buôn khung tranh.
Tiền bán tranh đủ để rời nơi trú ẩn cho người vô gia cư và thuê được một căn phòng đàng hoàng. Ở đó, Hitler dành ban ngày để vẽ và ban đêm thì lại vùi đầu vào sách. Gã còn hay ghé các quán cà phê có nhiều họa sĩ lui tới mong tạo dựng được những mối quan hệ trong giới nghệ thuật.
Người khác nhìn vào sẽ nghĩ rằng hắn đã được sống đúng với đam mê và sống yên bình. Nhưng ước mơ cháy bỏng của Hitler là trở thành danh họa chứ không phải một anh thợ vẽ quèn trên phố.
Mầm mống hung ác nhen nhóm
Thực tại có phần bẽ bàng dần nhen nhóm những bất mãn bên trong Hitler, và có trời mới biết những cuốn sách ban đêm kia đã thôi thúc, tiêm nhiễm vào đầu hắn những gì. Trong quãng thời gian ở Vienna, Hitler đã bắt đầu quan tâm đến chính trị mặc dù gã vẫn tiếp tục vẽ và bán tranh sau khi chuyển đến Munich vào tháng 5 năm 1913.
Ở Munich, nghiệp vẽ của Hitler có sự khởi sắc. Y thậm chí còn có những khách hàng trung thành và khá giả thường xuyên đặt mua tranh. Hitler có lẽ đã có thể dần trở thành một họa sĩ đúng nghĩa nếu như không xảy ra cuộc Chiến tranh Thế giới I (1914). Gã gia nhập quân đội. Nghiệp chính trị của tên trùm phát-xít tương lai cũng bắt đầu từ đây. Có lẽ ai cũng biết những thảm họa mà hắn đã reo rắc cho nhân loại về sau. (Đọc thêm: Cứu giúp nạn nhân Thế chiến II, Đại úy Đức vẫn nhận kết cục bi thảm)
Phòng hơi ngạt và phòng tranh
Nhiều nguồn tin khẳng định rằng ngay cả khi đã đạt đến đỉnh cao quyền lực, Hitler vẫn không từ bỏ niềm đam mê nghệ thuật. Là quốc trưởng Đức quốc xã, Hitler vẫn say mê vẽ. Gã hâm mộ nghệ thuật cổ điển và công khai bài xích các phong cách hội họa hiện đại.
Bên ngoài là tiếng bom đạn, là trại tập trung, là tiếng kêu gào của hàng triệu người vô tội chết dưới chế độ của Hitler, nhưng bên trong phòng, hắn vẫn vẽ. Những bức tranh nhẹ nhàng và thanh thản dù người vẽ ra chúng là một tên đại đồ tể khiến cả thế giới ghê sợ.
Hitler cũng chưa bao giờ giấu việc hắn ước mơ làm họa sĩ chuyên nghiệp. Từ nhỏ, hắn luôn khăng khăng nói muốn làm họa sĩ dù bị cha cấm đoán. Ngay trước khi Thế chiến II nổ ra, Hitler đã tuyên bố thẳng thừng: "Tôi là nghệ sĩ chứ không phải chính trị gia. Một khi giải quyết xong vấn đề Ba Lan, tôi muốn dành cả phần đời còn lại cho nghệ thuật!"
Tranh của Hitler có đẹp không?
Thành thật mà nói, tranh của tên độc tài khá đẹp, và không nhiều người vẽ được như thế. Nếu vậy, tại sao y lại thi rớt Học viện Mỹ thuật tận hai lần? Điều gì khiến giới chuyên môn chê bai hắn?
Đầu tiên là tranh Hitler thiếu bản sắc, sao chép các danh họa thế kỷ 19. Chính hắn cũng tự nhận rằng đã pha trộn phong cách của các họa sĩ làm thành 'phong cách riêng' của mình. Các họa phẩm của Hitler cũng không có sự sáng tạo mà chỉ như những bức hình minh họa bình thường, những tấm bưu thiếp nhan nhản khắp các cửa hiệu trên phố.
Ưu điểm duy nhất trong tranh Hitler là sự đặc tả các công trình kiến trúc một cách tỉ mỉ. Thực ra, giảng viên Học viện Mỹ thuật cũng khuyên Hitler nên theo đuổi kiến trúc vì thấy gã có khả năng ở mảng này nhưng gã từ chối.
Tranh của hắn khá đẹp về mặt kiến trúc nhưng hoàn toàn 'chết', vắng bóng con người, mà nếu có thì cũng vô cùng nhỏ bé và tẻ nhạt. Đó phải chăng là điềm báo về tương lai khi mà bất kỳ thành phố nào quân đội của hắn đi qua cũng đều…sạch bóng người?
Những bức tranh...đắt giá
Đáng ngạc nhiên là đến cuối cùng, Adolf Hitler dường như đã đạt được mục đích dù hơi muộn màng. Tranh của hắn giờ đây bán đắt không kém gì tác phẩm của những họa sĩ chuyên nghiệp dù vấp phải rất nhiều phản đối.
Thậm chí, phiên đấu giá 14 tác phẩm của hắn vào năm 2015 đã mang lại tận 450,000 đô-la! Tuy vậy, có vẻ như người ta chịu bỏ ra đến ngần ấy tiền không phải vì giá trị nghệ thuật mà là vì tính lịch sử, vì xuất xứ 'kinh hoàng' của những bức họa này.
Có thể bạn cần!
- Tóm lược quá trình từ khủng hoảng ngoại giao đến chiến tranh Nga-Ukraine
- Những viên ngọc ẩn kỳ diệu ở Đức
- Tinh thần Ba Lan trong siêu phẩm điện ảnh The Pianist
- Cuộc khởi nghĩa Warszawa 1 tháng 8