Đại học Jagiellonia là một trong những trường lâu đời bậc nhất ở Ba Lan. Nơi đây đã “sản sinh” ra những vĩ nhân của nhân loại, chẳng hạn như là nhà thiên văn học Nicolaus Copernicus, nhà văn Jan Kochanowski, vua John III Sobieski,...
Trường đại học lâu đời nhất của Ba Lan còn tồn tại trên thế giới
Vua Casimir III Đại Đế nhận ra rằng đất nước cần một lớp người có học, đặc biệt am hiểu về luật pháp để sắp xếp và cải tiến bộ luật tốt hơn, cũng như để quản lý các tòa án. Cho nên vào năm 1364, trường Uniwersytet Jagielloński được thành lập, và trở thành ngôi trường đại học lâu đời xếp thứ hai ở Trung Âu. Ngôi trường vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, và là cơ sở đào tạo giáo dục có danh tiếng của Ba Lan. Năm 2019, trường Jagiellonia xếp hạng 375 trên phạm vi toàn cầu trong Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới 2020-21 của CWUR (Center for World University Rankings) và xếp hạng nhất cấp quốc gia.
Kể từ khi thành lập, đại học Jagiellonia đã là một ngôi trường quốc tế, đào tạo hàng ngàn sinh viên nước ngoài đến từ Lithuania, Hungary, Nga, Hà Lan, Đức, Tiệp Khắc, Thuỵ Sĩ, Pháp, Tây Ban Nha,... Trong nửa sau thế kỉ XV, hơn 40% sinh viên đến từ bên ngoài vương quốc Ba Lan. Và trong thời kì trung cổ này, gần như toàn bộ tầng lớp trí thức của Ba Lan học tại đây.
Là trường đại học nghiên cứu ở Krakow, Jagiellonia gồm 16 khoa, hơn 80 chuyên ngành trong các lĩnh vực là nhân văn, luật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y học,... Trường hiện có hơn 4000 giảng viên và giáo sư để đào tạo 40.000 sinh viên. Ngôn ngữ giảng dạy thường là tiếng Ba Lan; có một số lớp ở tiếng Đức và tiếng Anh.
Niềm tự hào của người Ba Lan
Với “tuổi đời” hơn 650 năm, chẳng có gì ngạc nhiên khi Đại học Jagiellonia có thư viện lớn nhất của Ba Lan. Nơi đây lưu trữ hơn 6,5 triệu ấn phẩm sách và một số bản thảo quan trọng từ thời trung cổ, chẳng hạn là cuốn De Revolutionibus về thuyết nhật tâm của nhà thiên văn học Copernicus.
Những cựu-sinh-viên nổi tiếng học ở ngôi trường này, bao gồm:
- Nhà thiên văn học Nicolaus Copernicus
- Nhà thơ Jan Kochanowski - được coi là nhà thơ vĩ đại nhất của Ba Lan thời Phục Hưng.
- Vua Ba Lan John III Sobieski
- Nhà văn Stanislaw Lem - một số sách của ông đã đưọc dịch sang 40 thứ tiếng và được tiêu thụ hơn 45 triệu bản trên thế giới.
- Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda
Trong đó có hai “sinh viên” tài giỏi đã đặt giải Nobel văn học gồm Ivo Andrić (nhà văn Nam Tư đoạt giải Nobel Văn Học năm 1961) và Wisława Szymborska (nhà thơ người Ba Lan đoạt giải Nobel Văn Học năm 1996). Tuy hai người này vẫn chưa tốt nghiệp, nhưng vẫn xứng đáng là niềm tự hào của Đại Học Jagiellonia.
Trường có nhiều khuôn viên từ cổ xưa đến hiện đại. Hãy cùng làm một tour tham quan khuôn viên trường và vẻ đẹp thi vị của cố đô Krakow nào!