Nếu bạn từng đi dạo vào trung tâm Łódź - một trong những thành phố lớn nhất của đất nước và là một trung tâm công nghiệp trước đây, bạn sẽ nhận thấy điều gì đó nổi bật - dường như ở mỗi tòa nhà chọc trời hoặc những nơi hơi u tối, người nghệ sĩ tài năng nào đó đã tạo ra một tác phẩm nghệ thuật đường phố đáng chú ý.
Để làm nhòa đi quá khứ đau buồn, tô màu cho những địa điểm nổi tiếng và xóa đi dấu vết của những nét trầm tối, những người nghệ sĩ tài tăng đó đã đem đến danh hiệu "thành phố của những bức tranh tường" tặng cho Łódź.
Kể từ năm 2001, các bức tường của nhiều ngôi nhà chung cư và tòa nhà chọc trời ở Lodz được trang trí bằng các bức tranh lớn, do đó đã vô tình tạo ra phòng trưng bày thành phố ngoài trời lớn nhất ở Ba Lan. Những người tạo ra nó là những nghệ sĩ nghệ thuật đường phố nổi tiếng từ Ba Lan và nước ngoài. “Thành phố của những bức tranh tường” là nơi thường xuyên lui tới của những người hâm mộ tranh khổ lớn. Các bức tranh thường xuyên trải dài trên toàn bộ mặt tiền của một tòa nhà, mang đến cho người xem một cách độc đáo để trải nghiệm nghệ thuật, một cách gần như không thể xảy ra trong giới hạn của bảo tàng.
Nhờ những bức tranh tường, Łódź không còn bị gán ghép với một thành phố xám xịt và bắt đầu trở nên phong phú hơn với những tác phẩm nghệ thuật mới trong không gian đô thị. Hiện nay trong thành phố có tới 48 tác phẩm; mỗi một tác phẩm trên tường đều mang những câu chuyện riêng. Những bức vẽ đó không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn thể hiện mục đích, thông điệp và tiếng nói.
Đây là một bức tranh tường độc đáo dành riêng cho Maja Kwiatkowska, 6 tháng tuổi, mắc một chứng bệnh di truyền hiếm gặp - teo cơ cột sống ở dạng nghiêm trọng nhất. Tác giả của nó là Wojciech Brewka - một trong những nghệ sĩ đương đại được săn đón nhiều nhất. Nhân vật chính của bức tranh tường là những chú gấu bông trong loạt phim “Vui vẻ” của anh, đề cập đến câu chuyện cổ tích yêu thích của nghệ sĩ từ thời thơ ấu “Misia Uszatka”. Tác phẩm được tạo ra không chỉ nhằm mục đích phổ biến thông tin về việc gây quỹ để chữa trị cho cô gái, mà còn về căn bệnh di truyền hiếm gặp gây tử vong này.
Có thể nói đây là bức tranh nổi tiếng nhất và trở thành một biểu tượng nhận biết của thành phố xuất hiện trên mọi phương thức truyền thông. Đó là bức chân dung vui nhộn và đầy màu sắc của Arthur Rubinstein, một nghệ sĩ piano cổ điển sinh ra ở Łódź và được coi là một trong những người vĩ đại nhất trong thế kỷ 20. Tác phẩm được thể hiện qua đôi bàn tay của Eduardo Kobra (người Brazil) - anh nổi tiếng trong việc vẽ chân dung trên tranh tường theo phong cách chân thực, dễ nhận biết với kiểu trang trí "kính vạn hoa" đặc trưng.
Bức tranh tường của Stormie Mills (người Úc) ở Łódź mang tên "Lời cảm ơn" là một dự án đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc hơn đến địa điểm, lịch sử của nó và hiện tại. Tác phẩm đề cập đến quá khứ khó khăn của Bałuty (một quận nhỏ của Łódź) - nơi tọa lạc của khu Do Thái và nhiều bộ phim truyền hình về con người đã diễn ra. Đồng thời, tác phẩm gắn liền với cách nghĩ của tác giả về thân phận con người, với niềm tin thủy chung son sắt luôn vẹn tròn một nửa và cuộc đời đáng phải đấu tranh dù trong hoàn cảnh nào.
“Madame Chicken” nổi tiếng tại ul.Politechnika lấy cảm hứng từ một bài thơ của nhà thơ Julian Tuwim - một nhà thơ Ba Lan gốc Do Thái. Đó là một bản chế giễu nhẹ của “Lady with Ermine” cho thấy rằng các quý ông, ngoài vẻ sang trọng và thanh lịch trong một hội thảo tuyệt vời, còn có khiếu hài hước. Tác phẩm được vẽ bởi hai sinh viên của Học viện Mỹ thuật ở Łódź - Przemysław Blejzyk và Mateusz Gapski (làm việc dưới bút danh Sainer và Bezt ).
Jane Lee (MeiMei Lee - người Hong Kong) được biết đến dưới bút danh Messy Desk - họa sĩ kiêm họa sĩ minh họa. Bức tranh tường ở Łódź là triển khai quy mô lớn đầu tiên của Messa Desk. Nó được thành lập vào năm 2015 với sự hợp tác của Đại học Łódź. Nó được đặt tên là "Tháp Babel" và nằm tại ký túc xá số XIV của Đại học Łódź; nơi sinh sống chủ yếu của những người nước ngoài học tiếng Ba Lan tại đây. Bức tranh là một tòa tháp nhiều tầng gồm rất nhiều cư dân ký túc xá đến từ các quốc gia khác nhau, tại đó “mọi người” giao lưu văn hóa, trò chuyện, học tập và sinh hoạt cùng nhau, tạo nên hình thức hiện đại của Tháp Babel trong Kinh thánh.
Łódź không kết thúc ở con phố Piotrkowska - đó chỉ là điểm khởi đầu của thành phố mời chúng ta cùng khám phá. Łódź không chỉ là Manufaktura nhộn nhịp và sự hào nhoáng của các Tuần lễ thời trang. Đây là thành phố chứa đựng nhiều vẻ đẹp bí ẩn và mới lạ. Hãy đến Łódź và trở thành một nhà thám hiểm khám phá hết trọn bộ 48 tác phẩm tranh tường nhé!