Nói đến Vương thất hay Hoàng gia châu Âu, ta thường nghĩ tới lịch sử hoặc chuyện cổ tích. Thế nhưng, chế độ quân chủ vẫn còn rất phổ biến cho đến tận ngày nay. Ngay tại châu Âu dân chủ văn minh, những ông hoàng bà chúa vẫn còn ngự trị. Tuy không còn nhiều quyền lực như xưa, quân chủ châu Âu vẫn có sức ảnh hưởng lớn tới công chúng.
Quân chủ lập hiến là gì?
Chế độ quân chủ lập hiến là một hình thức chính phủ còn khá phổ biến ngày nay. Trong đó, Quốc vương đóng vai trò nguyên thủ quốc gia trong các giới hạn của hiến pháp. Điều này nhằm hạn chế sự chuyên quyền của họ. Theo truyền thống, ngai vàng vẫn được cha truyền con nối, không qua bầu cử. Tuy nhiên, quốc gia được trực tiếp điều hành bởi nhà nước pháp quyền dân chủ.
Trong chế độ quân chủ lập hiến, Vua hoặc Nữ vương thường mang tính biểu tượng. Hoàng gia châu Âu (chính xác là Vương thất châu Âu) ngày nay có ít thực quyền chính trị. Họ chủ yếu đóng vai trò nghi lễ, ngoại giao, văn hóa, truyền thống. Họ cũng là biểu tượng cho đoàn kết, uy quyền và sự ổn định của quốc gia.
Nhiều báo thường mắc lỗi danh xưng khi nói đến chế độ quân chủ phương Tây. Ngày nay, không tồn tại đế chế châu Âu nào mà chỉ có các Vương quốc. Vì vậy, phải sử dụng thuật ngữ 'Vương thất châu Âu' thay vì 'Hoàng gia châu Âu'. Danh xưng 'Nữ vương', 'Vương tử', 'Vương nữ' cũng chính xác hơn là 'Nữ hoàng', 'Hoàng gia' và 'Công chúa'. Bài viết này không bao gồm Vatican với quyền lực chuyên chế của Giáo hoàng. Nếu vậy thì ngày nay, vẫn còn 11 nước châu Âu duy trì chế độ quân chủ lập hiến.
Có thể bạn cần: Dịch vụ giấy tờ cư trú Ba Lan RẺ NHẤT - NHANH - HIỆU QUẢ
Vương quốc Anh
Cũng giống như 'Hoàng gia châu Âu', việc gọi 'Hoàng gia Anh' là không được chính xác! Vương thất Anh là một trong những nhà quân chủ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất thế giới. Ngày nay, họ vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội và chính trị. Quốc vương hiện tại là Charles III sau khi Nữ vương Elizabeth II băng hà ngày 8.9.2022. Những thành viên nổi tiếng khác trong Vương thất bao gồm cố Vương phi Diana, Vương hậu Camilla, Vương thái tử Williams, Vương phi Catherine (Kate), Vương tử Harry và Công nương Meghan.
Vương thất Anh được đánh giá cao về công tác từ thiện và nhiệm vụ nghi lễ. Họ còn là biểu tượng lớn của lịch sử cũng như văn hóa Anh. Chính họ cũng thu hút hàng triệu du khách, mang lại nguồn thu khổng lồ cho đất nước. Ngày nay, Vương tộc Windsor vẫn là một biểu tượng không thể thay thế ở Anh. Họ đại diện cho truyền thống và sự ổn định của quốc gia và của cả khối Thịnh vượng chung.
Vương quốc Na Uy
Chế độ quân chủ lập hiến Na Uy có Vua Harald V là đương kim nguyên thủ. Ông sẽ truyền ngôi cho con trai duy nhất là Vương thái tử Haakon. Vương thất Na Uy được được biết đến như những người rất gần gũi với nhân dân.
Có thể bạn cần: Lớp học tiếng Ba Lan giao tiếp - luyện thi B1
Vương quốc Tây Ban Nha
Vua Felipe VI của Tây Ban Nha cũng là một nhà quân chủ có ảnh hưởng trên thế giới. Vị vua cao gần 2m này còn nổi tiếng với chuyện tình đẹp như cổ tích với Vương hậu Letizia Ortiz Rocasolano.
Vương quốc Thụy Điển
Đại diện cho Vương thất Thụy Điển ngày nay là Vua Carl XVI Gustaf (lên ngôi năm 1973), Vương hậu Silvia, Vương thái nữ Victoria, Vương tử Carl Philip và Công nương Sofia. Vương thất Thụy Điển thời hiện đại được yêu mến vì sự gắn kết với các hoạt động từ thiện. Họ tích cực bảo trợ cho các hoạt động vì trẻ em và môi trường. Họ có uy tín cao trong lòng công chúng, được trọng vọng ở Thụy Điển và trên thế giới.
Vương quốc Hà Lan
Tuy có diện tích khiêm tốn ở châu Âu, chủ quyền của Vương quốc Hà Lan vươn đến tận vùng biển Caribbean. Nguyên thủ là Vua Willem-Alexander, lên ngôi năm 2013 sau sự kiện thoái vị của cựu Nữ vương Beatrix. Vương thất Hà Lan được đánh giá cao nhờ các hoạt động xã hội. Họ tích cực quảng bá hình ảnh quốc gia qua các chuyến thăm cấp nhà nước và trao đổi văn hóa.
Đại công quốc Luxembourg
Đây là quốc gia nhỏ bé nhưng thịnh vượng bậc nhất châu Âu. Phúc lợi xã hội cùng trình độ dân trí cực cao là điểm thu hút chính của Đại công quốc Luxembourg. Người đứng đầu là Đại công tước Henri, lên ngôi năm 2000. Ông kết hôn cùng nữ Đại công tước Maria Teresa năm 1981.
Vương quốc Đan Mạch
Nữ vương Margrethe II của Đan Mạch nổi tiếng là người gần gũi. Bà không thích gò bó bản thân trong quá nhiều quy tắc truyền thống. Sau biến cố Nữ vương Anh Elizabeth II băng hà tháng 9.2022, Margrethe II là nữ quân chủ duy nhất ở châu Âu hiện tại. Đặc biệt, bà chính là em họ của Elizabeth II.
Thân vương quốc Monaco
Cũng như Luxembourg, Monaco rất nhỏ bé nhưng vô cùng giàu có. Đứng đầu thành bang này là đương kim Thân vương Albert II.
Có thể bạn cần: Lớp học tiếng Ba Lan, Trung, Anh chất lượng với giáo viên bản ngữ
Thân vương quốc Liechtenstein
Liechtenstein được coi là đối trọng với Monaco về mức độ thịnh vượng. Người đứng đầu Liechtenstein hiện nay là Thân vương Hans-Adam II.
Thân vương quốc Andorra
Ít ai biết rằng ngoài cương vị Tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron còn là đồng Thân vương xứ Andorra cùng đức Giám mục Joan Enric Vives Sicilia. Hai nguyên thủ này không được truyền ngôi cho con cháu. Các đồng Thân vương tiếp theo sẽ là tân Tổng thống Pháp do dân bầu và tân Giám mục Urgell do Giáo hoàng bổ nhiệm.
Vương quốc Bỉ
Bỉ cũng là quốc gia đi theo con đường quân chủ lập hiến với Vua Philippe là người trị vì. Vua Philippe và Vương hậu Mathilde nhận được sự kính trọng vì tâm huyết dành cho các hoạt động xã hội, đặc biệt là quyền trẻ em và hỗ trợ người khuyết tật.
Mời bạn đọc thêm!
- 6 nhân vật kỳ lạ suýt trở thành vua Ba Lan (kỳ 1, kỳ 2)
- Liên minh Ba Lan – Lithuania: đế chế một thuở
- Nữ thần Polonia – hiện thân của Ba Lan trong hội họa