Top Trending
MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG BA LAN – GOŁĄBKI
KONSTANCIN-JEZIORNA: CHỐN XẢ HƠI CUỐI TUẦN
KHÔNG KHÍ LỄ HỘI GIÁNG SINH BA LAN
SẮC MÀU CỔ TÍCH – GIÁNG SINH CHÂU ÂU
Search
  • ĐÂY ĐÓ
  • ĂN CHƠI
  • THƯỞNG THỨC
  • ĐỜI SỐNG
  • SỰ KIỆN
  • DỊCH VỤ
    • Language School
    • Creative Studio
    • Thiết kế Website
    • Liên hệ quảng cáo
    • Tuyển dụng
Menu
  • ĐÂY ĐÓ
  • ĂN CHƠI
  • THƯỞNG THỨC
  • ĐỜI SỐNG
  • SỰ KIỆN
  • DỊCH VỤ
    • Language School
    • Creative Studio
    • Thiết kế Website
    • Liên hệ quảng cáo
    • Tuyển dụng

[Review] Chương trình học | Trường PJATK – Polish Japanese Academy of Information Technology

ĐỜI SỐNG
/
Tháng Hai 4, 2021
/
Magazine Team
Share on facebook
Share on twitter

Ở bài này, mình xin chia sẻ Chương trình học niên khóa 2017 - 2021 mà mình đang theo học. Với mục đích chia sẻ cụ thể tất cả các môn học của từng kỳ học và trải nghiệm cá nhân, để mọi người có cái nhìn tổng quát nhất khi vào đại học PJATK - ngành CNTT sẽ được kinh qua những môn học nào. Lưu ý: chương trình học có thể thay đổi theo niên khoá cho phù hợp với yêu cầu của môi trường lao động thực tiễn. 

Mình là học sinh của trường PJATK - Polish Japanese Academy of Information Technology. Ngành học của mình là Computer Science (IT) - Công nghệ thông tin (CNTT) | Full-time | Bậc Cử Nhân (Kỹ Sư).

Bạn đã đọc review tất-tần-tật về trường PJATK?

[Review] Trường PJATK – Polish Japanese Academy of Information Technology

Website trường PJATK: https://www.pja.edu.pl/en/

Học phí: Khoảng 13 000 - 13 500 PLN/năm (khoảng 3000 Euro).

Lần cập nhật cuối: 04/02/2021. Bài viết sẽ được cập nhật khi mình gom được thêm thông tin.

Chia sẻ thêm:

  • Nếu học IT bạn nên tham khảo thêm trường Politechnika Warsaw (Warsaw University of Technology) và University of Warsaw.
  • Nếu bạn còn đang phân vân không biết có nên học IT thì tham khảo blog và youtube anh toidicodedao.

[Review] Chương trình học khóa 2017 - 2021:

Danh sách cụ thể các môn học của từng kỳ học, tham khảo tại đây.

2.1. Các môn kỳ 1: Xây nền

  • Toán calculus: dễ
    Lecture do một cô tiến sĩ toán dạy. Cô hay nói những công thức mình đang học được áp dụng vào tính toán gì trong thực tế. Class thì cô này hoặc thầy khác dạy, cũng được.
  • Java cơ bản: Lớp này xây nền Java khá vững. Lecture cũng được, nhưng buồn ngủ. Tài liệu siêu hay và chi tiết, có nhiều code mẫu. Class thì thầy giao bài, về nhà làm, mang lên nộp. Thường phải học ở nhà, đọc lecture, đọc tutorialspoint.com, rồi tự làm. Nếu có hỏi thầy thì phải cụ thể, chứ không phải hỏi kiểu thầy ơi bài này làm như nào. Vì đa số các bài đều tương tự các bài trong lecture, hiểu được bài lecture là làm được. Mình phỏng vấn đều hỏi về các vấn đề của lớp này.
  • Computer Architecture: Môn này thiên về hardware, có quyển sách khá hay, nhưng mình lười không đọc hết nổi. Nhưng thực sự nên đọc quyển này.
    Môn này chỉ có lecture, lecture chán, không có tác dụng gì. Lúc ôn thi thì ôn trên https://pja.mykhi.org/generatory2.0/. Thỉnh thoảng phỏng vấn sẽ hỏi, tùy từng job.
  • Marketing: Học mindset dân marketing để làm những sản phẩm hữu dụng chứ không phải làm sản phẩm thú vị nhưng vô dụng.
    Thầy nói tiếng Anh hay, lecture và class đều khá thú vị.
  • Database cơ bản với Microsoft Access: Học về table và quản lý dữ liệu. Lecture của cô chán, class cũng chán vì tiếng Anh cô khó nghe. Nhưng được cái cô dạy chậm, dễ hiểu, dễ quên.
  • Văn hóa Nhật: năm của mình môn này đơn giản, không học gì, làm 1 bài presentation ngắn về Nhật là xong. 
  • Tiếng Anh và có thể chọn thêm tiếng Ba Lan.

2.2. Các môn kỳ 2: Xây nền

  • Toán Linear Algebra: bình thường. Vẫn thầy cô kỳ 1 môn toán calculus dạy.
  • Discrete Mathematics: Môn này quan trọng, giúp bạn học Data Structure and Algorithm sau này tốt. Khá khó.
    Thầy khó tính và yêu cầu cao (theo mình là tốt và hợp lý). Lecture và class của thầy khá hệ thống, các lecture liên quan đến nhau. Trước mỗi class sẽ có 15 phút làm bài kiểm tra bài cũ (cả lớp). Mình rất thích thầy này.
  • Relational Database (tiếp nối lớp database kỳ 1): Học SQL và entity diagram cơ bản (nói chung là học về database cơ bản). Học Normal Form. 100% các buổi phỏng vấn của mình hỏi về SQL và table.
    Vẫn là cô dạy database cơ bản kỳ 1.
  • OOP và GUI với Java (tiếp nối lớp Java kỳ 1): OOP là một khái niệm quan trọng trong IT mà đa số các buổi phỏng vấn sẽ hỏi.
    Vẫn thầy cô dạy Java cơ bản kỳ 1 dạy. Học tiếp nối, ví dụ như regex, concurrency.
  • C++ cơ bản. Nên biết. Cùng thầy cô và cách học với môn Java.
  • Operating Systems: Hệ điều hành. Môn này quan trọng. Lecture học về cách hệ điều hành hoạt động. Class học về Linux và Bash Language.
    Lecture khá chán nhưng mình vẫn đi để hiểu hơn về hệ điều hành. Class khá hay nhưng hơi khó vì với mình bash language khá khó hiểu.
  • Tiếng Anh.

2.3. Kỳ 3: Xây nền

  • Algorithm and Data Structure: Môn này siêu quan trọng, tuy nhiên thầy dạy chưa tới, vì trường chỉ có 1 lớp. Như trường mình đi trao đổi có 2 lớp, Algorithm and Data Structure level I và level II. Lớp Data Structure and Algorithm này ở khoảng level giữa I và II, không nông nhưng không đủ sâu. Môn không code đủ, code giấy để hiểu các thuật toán cơ bản thôi. 100% các buổi phỏng vấn của mình hỏi, mình toàn phải học thêm ngoài trên Leetcode.
    Vẫn thầy dạy discrete math dạy và cách học tương tự. 
  • Statistics cơ bản: khá hay nhưng khá khó. Cùng thầy với môn Algorithm and Data Structure và cùng cách học.
  • Database (học tiếp kỳ 2 cùng 1 thầy cô): Học PL/SQL, Trigger, Function, Procedure, Cursor.
  • Basic Electronics: nếu bạn muốn làm embedded system thì môn này có thể hay. Nhưng nó không sâu, học khá nông. Chủ yếu introduction. Electronics và physics là cho dân làm lập trình nhúng hoặc game dev. Cá nhân mình học chẳng hiểu gì nên không thích.
  • Universal Programming Technique (học tiếp Java kỳ 2): Học Java nâng cao, testing Junit trong và các advanced topic trong Java (Reflection, Stream, JDBC). Thầy mới dạy. Thầy này code cực kỳ clean xịn sò, thầy vừa dạy vừa làm ngoài, nghe nói dự án thầy to. Mình rất thích thầy và cách dạy.
  • Computer network: học cơ bản về mạng, các thành phần của mạng, các phần của mạng, TCP/IP stack. Môn này khó, sách dày, nhưng quan trọng. Nếu bạn muốn làm security thì phải vững môn này. Thằng bạn mình đang thực tập ở Cisco (công ty lớn về mạng) vì nó đọc quyển sách môn này 3 lần.
    Lecture do thầy Adam dạy, thầy giỏi, biết nhiều và hay, nhưng mình không hiểu tý gì về mạng máy tính nên khó, lúc đầu học không hiểu. Về sau đọc lại lecture và tự học thì dần vỡ ra.
    Class do thầy dạy Operating System kỳ 3 và 1 thầy bên UW. Thầy bên UW nghe feedback là thầy không đủ chuyên môn, dạy chán. Còn thầy còn lại thì dạy lớp mình, khá hay và thú vị, hơi buồn ngủ.
  • Tiếng Anh.

2.4. Kỳ 4

Kỳ này mình đi trao đổi bên Ireland nhưng có nghe bạn mình nói chuyện nên chỉ biết sơ sơ.

  • AI tools: Học online không hay lắm, các lecture rời rạc, không có tính liên kết. Nhưng học offline ở trường thì lại hay hơn, lecture có sự liên kết hơn.
  • Legal Foundation of Business: học về luật kinh doanh, nhưng mình đọc nhức đầu quá nên không học. Kiến thức bổ ích.
  • Software Design: Học các diagram, workflow model, toàn cái quan trọng. Các buổi phỏng vấn của mình thường sẽ hỏi.
    Môn này học ở PJATK kỹ hơn mình học bên Ireland. 
  • Multimedia: Học về video, hình ảnh, RGB model cơ bản. Khá hay.
  • Database (lại học): mình không rõ học gì
  • Distributed Programming Technology: Không rõ học gì
  • Thể dục và tiếng Anh

Sau 2-3 kỳ thì bạn có thể tự học làm web hoặc mobile dễ dàng hơn. Trước khi nhập học, mình từng tự học HTML và CSS, mà khá chật vật. Sau khi học 2-3 kỳ, mình học lại thì tháy đơn giản hơn rất nhiều vì mình đã biết các thuật ngữ trong ngành.

Chọn chuyên ngành

Hết kỳ 4, sẽ có các buổi thầy cô nói về chuyên ngành của mình sẽ học gì. Và có thầy tên Piotr Gago để hỏi về các chuyên ngành. Mình chưa học thầy bao giờ, nhưng các bạn mình đã học thầy đều cực ưng thầy, kể cả những bạn ai nó cũng chê.

Một vài feedback nghe ngóng được về các chuyên ngành:

  • Database: do thầy Piotr Gago và cô hay dạy database. Thầy Piotr thì thấy các bạn mình thích. Chuyên ngành này làm project nhóm, làm một sản phẩm (web/mobile app), học về JavaScript. 
  • Game development: chuyên ngành dạy khá tốt. Bạn mình thích làm game, nên nó vui lắm, thầy cô cũng quan tâm học sinh.
  • Business Application: nghe nói khá giống bên Database nhưng thầy phụ trách không quan tâm học sinh, và chẳng học được mấy. Nên nếu chọn giữa business application và database thì nên chọn database.
  • Robotics: khá hay. Mình có học chung mấy lớp với chuyên ngành này.
  • Intelligent Data Processing: học cùng chuyên ngành Robotics (viết phần mềm trên Arduino). Do thầy cô bận nên viết dissertation cũng hơi cực, mình khuyên nếu muốn làm topic về xử lý dữ liệu thì nên học bên Robotics hoặc bên Database.
  • Networking: bạn mình bảo chuyên ngành này còn học ít hơn cả môn computer network của kỳ 3 nữa. Thấy bảo chẳng học được mấy.

Đa số các bạn mình đều đã chuyển chuyên ngành qua database cả rồi. Nên mình recommend 2 chuyên ngành là database và game dev thôi nha.

2.5. Kỳ 5

Kỳ này nhàn nhất trong 3 năm học, chẳng học được gì mấy, nên thực tập kỳ này.

  • Project 1: Bắt đầu chọn đề tài thesis và làm demo và đề xuất cho thesis
  • Software Engineering (tiếp nối software design kỳ 3): Khá hay. Học về git, scrum, design pattern. Rất thực tiễn, nhưng học rất nông, kiểu giới thiệu về nó thôi. Mình mới được phỏng vấn về design pattern.
    Thầy này là người đã đi làm nhiều năm, nên thường thầy chỉ yêu cầu học những cái gì sau này đi làm dùng thôi, còn cái gì học thuật thì thầy vẫn nói đến nhưng không bắt học. Thầy rất rất dễ tính, class có thể đến hoặc không, miễn nộp bài đầy đủ. Thầy chỉ quan trọng mình có học những gì thầy yêu cầu không, còn học kiểu gì thầy không quan trọng. Cực kỳ thích cách dạy của thầy.
  • Project Management: Học các khía cạnh của project. Khá hay.
    Cùng thầy với môn Software Engineering.
  • Computer Graphics: Lecture chán, thầy không có powerpoint slide, chỉ ghi terminology lên bảng rồi nói. Thầy nói khó nghe. Class khá hay. Học về vẽ 2D với JavaScript. Học vẽ 3D.
  • Thể dục và ngoại ngữ (tự chọn)

2.6. Kỳ 6

Kỳ này học nặng nhưng khá hữu ích.

  • Project 2: Tiếp tục làm thesis
  • 1 môn chuyên ngành: Tùy chuyên ngành
  • Security: Môn này hay. Class dạy làm sao để attack website có security yếu. Lecture dạy làm sao để ngăn chặn những attack này. Thầy dạy là người có nhiều năm kinh nghiệm đi làm, chuyên nghiệp mà lại còn dạy siêu dễ hiểu. Đứa nào cũng mê thầy hết XD
  • Method of Knowledge Engineering: Học về các thuật toán Machine Learning/AI bằng python. Lecture dạy lý thuyết, class dạy code các thuật toán đó bằng python. Môn này khá hay, nhưng bạn nào không biết python trước thì học lúc đầu hơi cực.
  • Analysis and Design of Information System: Môn này nặng. Học sâu về Java trong business application, vận dụng môn Software Design kỳ 4 vẽ diagram, làm phần mềm với Java (Hibernate, Maven), làm một phần của một phần mềm business.
  • Business Process Design: lại vẽ diagram. Giống môn Software Engineering kỳ 5, cùng thầy cô luôn.
  • Ngoại ngữ: tùy chọn

2.7. Kỳ 7

Sẽ bổ sung thêm. Cùng đợi nhé!

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Ba Lan đại học du học review trường unireview Warsaw
Bài Trước [Review] Trường PJATK – Polish Japanese Academy of Information Technology | Chọn con tim hay là nghe lý trí? Bài Tiếp

Cùng chuyên mục

Loading...

[Review] Một số loại Board Games hay ho bạn-chưa-biết!

Nhờ Board Games mà tình cảm giữa các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè luôn được thắt chặt thêm. Nó vừa vui vừa giải trí và có tính...

8 điểm du lịch thú vị ở Ba Lan vào dịp hè

Mong cho mau hết dịch để chúng ta lên kế hoạch đi du lịch cùng gia đình và bạn bè nhỉ! Dưới đây là 8 điểm đến hay-ho-nhất được Oh! Ba...

Trái tim của tôi đã ở lại Warsaw…

Ba Lan, ngày ngày, tháng tháng, năm năm. Giả vờ không nhớ ngày tháng chứ làm sao tôi có thể quên được chuyến đi đặc biệt ấy! Chuyến xe đêm...

[Review] Chuyện học ở SGH ra sao?

SGH thuộc top trường đại học kinh tế của Ba Lan với đội ngũ giảng viên rất chất lượng và đầy ấn tượng; còn sinh viên tốt nghiệp đều là...

BẤT NGỜ PHỦ QUYẾT LUẬT lex-TVN: TỔNG THỐNG ANDRZEJ DUDA GHI ĐIỂM TRONG MẮT NGƯỜI DÂN

Đảng Pháp luật & Công lý (PiS) với đại diện là đương kim Tổng thống Andrzej Duda vốn 'khét tiếng' với những động thái chính trị bị cho là đi...

Khám phá thêm

đây đó

KONSTANCIN-JEZIORNA: CHỐN XẢ HƠI CUỐI TUẦN

KONSTANCIN-JEZIORNA: CHỐN XẢ HƠI CUỐI TUẦN

Đối với nhiều người dân thủ đô Ba Lan, Konstancin-Jeziorna là một địa điểm khá quen thuộc. Không tráng lệ như Kraków, chẳng hùng vĩ như Zakopane, cũng không thơ mộng như Gdańsk, Konstancin vẫn thu hút nườm nượp khách…

LÂU ĐÀI KIẾN TRÚC GOTHIC GRODZIEC

LITHUANIA – NGƯỜI ANH EM HỌ CỦA POLAND

TOUR ẨM THỰC QUANH THỦ ĐÔ VILNIUS

thưởng thức

10 BÀI DÂN CA ĐẶC SẮC CỦA BA LAN

10 BÀI DÂN CA ĐẶC SẮC CỦA BA LAN

Phần 2 Sẽ thật là một bất ngờ thú vị dành cho những người bạn bản xứ nếu bạn có thể hát những ca khúc bằng tiếng Ba Lan. Vậy hãy thử tưởng tượng xem, họ còn bất ngờ đến…

JAN MATEJKO VÀ NHÓM TRANH LỊCH SỬ

JAN MATEJKO VÀ NHÓM TRANH LỊCH SỬ

JAKUB JÓZEF ORLIŃSKI – HOÀNG TỬ 6 MÚI CÓ GIỌNG HÁT TIÊN NỮ

ăn chơi

LÂU ĐÀI KIẾN TRÚC GOTHIC GRODZIEC

LÂU ĐÀI KIẾN TRÚC GOTHIC GRODZIEC

Lâu đài Grodziec, nằm trong ngôi làng cùng tên, là một công trình kiến ​​trúc kiểu Gothic muộn được dựng trên một ngọn đồi núi lửa bazan. Lịch sử của thành trì cũ, nằm trong khung cảnh đẹp như tranh…

THỨC UỐNG CÓ CỒN CỦA BA LAN

NGÔI LÀNG CỔ TÍCH GIỮA LÒNG NƯỚC ÁO

TRÙM PHÁT-XÍT HITLER VÀ ƯỚC MƠ LÀM…HỌA SĨ

sự kiện

10 BÀI DÂN CA ĐẶC SẮC CỦA BA LAN

10 BÀI DÂN CA ĐẶC SẮC CỦA BA LAN

_Phần 1_ Âm nhạc dân gian là một phần quan trọng làm nên văn hóa truyền thống của mỗi đất nước. Dân ca là những bài hát không rõ tác giả nhưng có sức sống bền bỉ theo chiều dài…

JAN MATEJKO VÀ NHÓM TRANH LỊCH SỬ

SIÊU PHẨM KINH DỊ CHO MÙA HALLOWEEN

LỊCH SỬ NHỮNG CỦ KHOAI TÂY Ở BA LAN

Xem nhiều

NÉT ẨM THỰC ĐỘC ĐÁO CỦA UKRAINA

11.04.2022 1:48 chiều

NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA UKRAINE

23.03.2022 1:58 chiều

HOA HƯỚNG DƯƠNG – QUỐC HOA CỦA UKRAINE

17.07.2022 8:34 chiều

BIAŁOWIEŻA – Một trong những khu rừng cổ đại cuối cùng của châu Âu

14.03.2022 1:26 chiều

ĐỊA ĐIỂM THÚ VỊ ĐỂ KHÁM PHÁ MÙA ĐÔNG TẠI IRELAND

12.10.2022 8:29 chiều

nhận tin mới nhất

Theo dõi thêm qua

OH! BA LAN

© 2021 All Right Reserved.

Chính sách bảo mật "RODO"

Liên hệ quảng cáo

contact@ohbalan.com

OH! TEAM

Đơn vị quản lý vận hành công ty EZCITY Sp. z o.o.

Trụ sở đặt tại địa chỉ ul. Lutniowa 21, 02-388, Warszawa, quốc gia Cộng Hòa Ba Lan.

NIP : 7011024433

Chuyên mục

  • ĐÂY ĐÓ
  • ĂN CHƠI
  • THƯỞNG THỨC
  • ĐỜI SỐNG
  • SỰ KIỆN
  • DỊCH VỤ
    • Language School
    • Creative Studio
    • Thiết kế Website
    • Liên hệ quảng cáo
    • Tuyển dụng
Menu
  • ĐÂY ĐÓ
  • ĂN CHƠI
  • THƯỞNG THỨC
  • ĐỜI SỐNG
  • SỰ KIỆN
  • DỊCH VỤ
    • Language School
    • Creative Studio
    • Thiết kế Website
    • Liên hệ quảng cáo
    • Tuyển dụng

Newsletter

Theo dõi chúng tôi